- Phường Tuy Hòa có: Diện tích tự nhiên 33,77 km2 (đạt 614,00% so với tiêu chuẩn mới), Quy mô dân số 126.118 người (đạt 600,56% so với tiêu chuẩn mới).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Bình Kiến, phường Phú Yên, xã Phú Hòa 1, xã Tây Hoà.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của Phường Tuy Hòa: Khối Đảng, đoàn thể làm việc tại trụ sở Thành ủy Tuy Hòa; Khối Chính quyền làm việc tại trụ sở UBND thành phố Tuy Hòa.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Các Phường 1, Phường 2, Phường 4, Phường 5, Phường 7 đều chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định.
- Các phường này nằm trong khu vực nội thành thành phố Tuy Hòa, có vị trí địa lý liền kề nhau và cùng trong chuỗi hệ thống hạ tầng đô thị thành phố Tuy Hòa.
- Việc kết hợp điều chỉnh nhập các khu phố của phường 9 – khu vực phía nam đường Nguyễn Hữu Thọ là để phù hợp với quy hoạch tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ kết nối với đường bộ cao tốc Bắc – Nam. Nếu không điều chỉnh sẽ khó khăn trong công tác quản lý giữa 02 phường sau khi tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ kết nối với tuyến đường cao tốc Bắc – Nam.
- Việc kết hợp điều chỉnh nhập các thôn xã Hoà An và xã Hoà Trị huyện Phú Hoà - phần phía đông đường cao tốc là để khắc phục bất cập trong quản lý địa giới hành chính của huyện Phú Hoà đối với khu vực dân cư phía đông đường cao tốc và để tạo thuận lợi cho nhân dân khi đi lại liên hệ giải quyết công việc với chính quyền địa phương cơ sở.
- Tên gọi của phường mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
2. Thành lập phường Phú Yên trên cơ sở nhập phường Phú Đông, phường Phú Lâm, phường Phú Thạnh thuộc thành phố Tuy Hòa; xã Hòa Thành thuộc thị xã Đông Hòa. Đồng thời điều chỉnh một phần khu phố Uất Lâm, phường Hòa Hiệp Bắc thuộc thị xã Đông Hòa (khu vực sân bay dân sự và quân sự) với diện tích tự nhiên 2,05 km2 và dân số 200 người vào phường Phú Yên; điều chỉnh thôn Phú Nông của xã Hòa Bình 1 thuộc huyện Tây Hòa - khu vực phía Đông đường bộ cao tốc về phía thành phố Tuy Hòa vào phường Phú Yên (kể cả phần đường cao tốc), với diện tích tự nhiên 3,55 km2 và dân số 4.272 người vào phường Phú Yên.
a) Kết quả sau sắp xếp:
- Phường Phú Yên có: Diện tích tự nhiên 44,04 km2 (đạt 800,73% so với tiêu chuẩn mới), Quy mô dân số 61.799 người (đạt 294,28% so với tiêu chuẩn mới).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Tuy Hòa, phường Đông Hòa, xã Tây Hoà, phường Hoà Hiệp.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của Phường Phú Yên: Khối Đảng, đoàn thể làm việc tại trụ sở UBND phường Phú Thạnh; Khối Chính quyền làm việc tại trụ sở UBND phường Phú Lâm.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Phường Phú Lâm chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định.
- 03 phường Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông đều nằm về phía Nam Sông Đà Rằng thành phố Tuy Hòa; các phường này có vị trí địa lý liền kề nhau và cùng trong chuỗi hệ thống hạ tầng đô thị Nam thành phố Tuy Hòa.
- Việc kết hợp điều chỉnh xã Hoà Thành, thị xã Đông Hoà vào phường Phú Yên là để tạo không gian phát triển đô thị cho phường Phú Yên sau sắp xếp và phù hợp với quy hoạch đô thị.
- Việc kết hợp điều chỉnh một phần khu phố Uất Lâm của phường Hoà Hiệp Bắc, thị xã Đông Hoà vào phường Phú Yên là để khắc phục bất cập trong quản lý địa giới hành chính giữa phường Phú Lâm thành phố Tuy Hoà (hiện nay) và phường Hoà Hiệp Bắc thị xã Đông Hoà (hiện nay); bởi vì khu vực Cảng hàng không Tuy Hoà và sân bay quân sự Đông Tác toạ lạc tại phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hoà và một phần khu phố Uất Lâm, phường Hoà Hiệp Bắc thị xã Đông Hoà.
- Việc kết hợp điều chỉnh nhập thôn Phú Nông của xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa - khu vực phía đông đường bộ cao tốc là để khắc phục bất cập trong quản lý địa giới hành chính của huyện Tây Hoà đối với khu vực dân cư phía đông đường cao tốc và để tạo thuận lợi cho nhân dân khi đi lại liên hệ giải quyết công việc với chính quyền địa phương cơ sở.
- Tên gọi của phường mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
3. Thành lập phường Bình Kiến trên cơ sở nhập Phường 9 (gồm các khu phố Thanh Đức; một phần khu phố Ninh Tịnh 3; một phần khu phố Phước Hậu 2; một phần khu phố Ninh Tịnh 6; khu phố Liên Trì 1; khu phố Liên Trì 2; khu phố Phước Hậu 1) phía Bắc đường Nguyễn Hữu Thọ và xã An Phú, xã Bình Kiến, xã Hòa Kiến thuộc thành phố Tuy Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Bình Kiến có: Diện tích tự nhiên 73,71 km2 (đạt 1.340,18% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 44.406 người (đạt 211,46 %so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Tuy Hòa, xã Phú Hòa 2, xã Tuy An Nam.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của Phường Bình Kiến: Khối Đảng, đoàn thể làm việc tại trụ sở UBND Phường 9; Khối Chính quyền làm việc tại trụ sở UBND xã Bình Kiến.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã An Phú và xã Bình Kiến chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định. Đồng thời, nếu giữ nguyên trạng Phường 9 và xã Hòa Kiến thì 02 ĐVHC này sẽ không đạt chuẩn về quy mô dân số theo tiêu chuẩn mới.
- Phường 9 và các xã An Phú, Bình Kiến, Hòa Kiến đều nằm về phía Bắc thành phố Tuy Hòa; có vị trí địa lý liền kề nhau; Phường 9 nằm giữa các xã An Phú, xã Bình Kiến và xã Hòa Kiến; xã An Phú và xã Bình Kiến đã được quy hoạch là khu vực dự kiến thành lập phường thuộc thành phố Tuy Hòa và dự kiến xây dựng, thành lập phường vào năm 2025.
- Phường 9 và các xã An Phú, Bình Kiến cùng trong chuỗi hệ thống hạ tầng đô thị Bắc thành phố Tuy Hòa.
- Tên gọi của phường mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
4. Thành lập phường Xuân Đài trên cơ sở nhập phường Xuân Đài, phường Xuân Thành thuộc thị xã Sông Cầu.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Xuân Đài có: Diện tích tự nhiên 13,40 km2 (đạt 243,64% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 21.574 người (đạt 102,73% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tuy An Đông, xã Tuy An Bắc, Phường Sông Cầu, xã Xuân Thọ.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của Phường Xuân Đài: UBND phường Xuân Đài.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Phường Xuân Thành chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định. Đồng thời, nếu giữ nguyên trạng Phường Xuân Đài thì phường này sẽ không đạt chuẩn về quy mô dân số theo tiêu chuẩn mới.
- Phường Xuân Thành, phường Xuân Đài là các ĐVHC liền kề nhau, nằm trong số các phường trung tâm của thị xã Sông Cầu.
- Tên gọi của phường mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
5. Thành lập phường Sông Cầu trên cơ sở nhập phường Xuân Yên, phường Xuân Phú, xã Xuân Phương và xã Xuân Thịnh thuộc thị xã Sông Cầu.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Sông Cầu có: Diện tích tự nhiên 90,49 km2 (đạt 1.645,27% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 38.891 người (đạt 185,20 % so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Xuân Đài, xã Xuân Thọ, xã Xuân Cảnh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của Phường Sông Cầu: Khối Đảng, đoàn thể làm việc tại trụ sở Thị uỷ Sông Cầu; Khối chính quyền làm việc tại trụ sở UBND thị xã Sông Cầu.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Phường Xuân Yên, phường Xuân Phú, xã Xuân Phương, xã Xuân Thịnh có vị trí liền kề nhau. Phường Xuân Yên, phường Xuân Phú là các phường trung tâm của thị xã Sông Cầu, đều tiếp giáp với xã Xuân Phương, đã được quy hoạch là khu vực dự kiến thành lập phường thuộc thị xã Sông Cầu; đồng thời, đầu năm 2025 UBND tỉnh Phú Yên đã xây dựng Đề án thành lập các phường thuộc thị xã Sông Cầu và thành lập thành phố Sông Cầu; trong đó, có đề nghị thành lập phường Xuân Phương trên cơ sở xã Xuân Phương.
- Nếu giữ nguyên trạng phường Xuân Yên, phường Xuân Phú, xã Xuân Phương thì các ĐVHC này sẽ không đạt chuẩn về quy mô dân số theo tiêu chuẩn mới.
- Tên gọi của phường mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
6. Thành lập xã Xuân Thọ trên cơ sở nhập xã Xuân Thọ 2, xã Xuân Thọ 1, xã Xuân Lâm thuộc thị xã Sông Cầu.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Xuân Thọ có: Diện tích tự nhiên 192,12 km2 (đạt 640,40% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 10.793 người (đạt 67,46% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Xuân Đài, Phường Sông Cầu, xã Xuân Cảnh, xã Xuân Lộc, xã Tuy An Bắc, xã Đồng Xuân, xã Xuân Lãnh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Xuân Thọ: UBND xã Xuân Thọ 1.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC (phương án, tên gọi, trụ sở):
- Các xã Xuân Thọ 1 và xã Xuân Lâm đều chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo quy định. Xã Xuân Thọ 2 chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.
- Các xã này có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát kinh tế - xã hội.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
7. Thành lập xã Xuân Cảnh trên cơ sở nhập xã Xuân Cảnh và xã Xuân Bình thuộc thị xã Sông Cầu.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Xuân Cảnh có: Diện tích tự nhiên 83,81 km2 (đạt 279,37% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 23.972 người (đạt 149,83% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Xuân Thọ, xã Xuân Lộc, phường Sông Cầu.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Xuân Cảnh: UBND xã Xuân Cảnh.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Các xã Xuân Cảnh, xã Xuân Bình có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát kinh tế - xã hội.
- Nếu giữ nguyên trạng xã Xuân Cảnh, xã Xuân Bình thì các ĐVHC này sẽ không đạt chuẩn về quy mô dân số theo tiêu chuẩn mới.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
8. Thành lập xã Xuân Lộc trên cơ sở nhập xã Xuân Lộc, xã Xuân Hải thuộc thị xã Sông Cầu.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Xuân Lộc có: Diện tích tự nhiên 114,01 km2 (đạt 380,03% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 27.609 người (đạt 172,56% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Xuân Thọ, xã Xuân Cảnh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Xuân Lộc: UBND xã Xuân Lộc.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Các xã Xuân Lộc và Xuân Hải là những xã nằm phía Bắc thị xã Sông Cầu, có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát kinh tế - xã hội.
- Nếu giữ nguyên trạng xã Xuân Lộc và xã Xuân Hải thì các ĐVHC này sẽ không đạt chuẩn về quy mô dân số theo tiêu chuẩn mới.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
9. Thành lập Phường Đông Hòa trên cơ sở nhập phường Hòa Vinh, xã Hòa Tân Đông, phường Hòa Xuân Tây thuộc thị xã Đông Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Đông Hòa có: Diện tích tự nhiên 77,55 km2 (đạt 1.410,00% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 47.632 người (đạt 226,82% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Tây Hoà, xã Hoà Thịnh, phường Phú Yên, phường Hòa Hiệp, xã Hòa Xuân.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của Phường Đông Hòa: Thị ủy và UBND thị xã Đông Hòa.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Phường Hòa Vinh, phường Hoà Xuân Tây và xã Hòa Tân Đông có vị trí địa lý liền kề nhau. Phường Hoà Vinh và phường Hoà Xuân Tây là những phường trung tâm của thị xã Đông Hoà và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội.
- Nếu giữ nguyên trạng phường Hòa Vinh, phường Hoà Xuân Tây và xã Hòa Tân Đông thì các ĐVHC này sẽ không đạt chuẩn về quy mô dân số theo tiêu chuẩn mới.
- Việc sáp nhập phường Hoà Vinh, phường Hoà Xuân Tây với xã Hoà Tân Đông để thành lập phường mới là để mở rộng không gian phát triển cho phường mới.
- Tên gọi của phường mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
10. Thành lập Phường Hòa Hiệp trên cơ sở nhập phường Hòa Hiệp Trung, phường Hòa Hiệp Nam và phường Hòa Hiệp Bắc thuộc thị xã Đông Hòa (trừ một phần khu phố Uất Lâm, phường Hòa Hiệp Bắc là khu vực sân bay dân sự và quân sự đã chuyển sang phường Phú Yên).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Hòa Hiệp có: Diện tích tự nhiên 40,69 km2 (đạt 739,82% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 53.597 người (đạt 255,22% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: phường Phú Yên, phường Đông Hòa, xã Hòa Xuân.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của Phường Hòa Hiệp: UBND phường Hòa Hiệp Trung và UBND phường Hòa Hiệp Nam.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
- Phường Hòa Hiệp Trung, phường Hoà Hiệp Bắc và phường Hoà Hiệp Nam là những phường trung tâm của thị xã Đông Hòa, có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội.
- Việc sáp nhập ba phường này để thành lập phường mới sẽ tạo không gian phát triển cho phường mới và xứng tầm một đơn vị hành chính đô thị.
- Tên gọi của phường mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15
11. Thành lập Xã Hòa Xuân trên cơ sở nhập xã Hòa Xuân Đông, xã Hòa Tâm, xã Hòa Xuân Nam thuộc thị xã Đông Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hoà Xuân có: Diện tích tự nhiên 129,33 km2 (đạt 431,10% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 22.962 người (đạt 143,51% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phường Đông Hòa, phường Hoà Hiệp, xã Hoà Thịnh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Hoà Xuân: UBND xã Hòa Xuân Đông.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC (phương án, tên gọi, trụ sở):
- Xã Hòa Xuân Đông chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định; xã Hoà Tâm và xã Hoà Xuân Nam chưa đạt tiêu chuẩn về quy mô dân số theo quy định.
- Xã Hòa Xuân Đông, xã Hòa Tâm và xã Hòa Xuân Nam có vị trí địa lý, giới cận tiếp giáp và có chung lịch sử hình thành là xã Hòa Xuân.
- Xã mới hình thành khi nhập 03 xã này có diện tích tự nhiên, quy mô dân số đảm bảo tiêu chí xã; có hệ thống giao thông kết nối thuận lợi; hình thành các khu công nghiệp trong xã: Khu công nghiệp Hòa Tâm, Hòa Xuân Đông tạo sự liên kết hỗ trợ nhau để phát triển Công nghiệp.
- Xã mới hình thành có diện tích lớn nhưng chủ yếu là đồi núi, việc 03 xã sáp nhập nhau để tạo đủ quỹ đất để phát các khu nhà ở phục vụ khu Công nghiệp Hòa Xuân Đông; khu công nghiệp Hòa Tâm, có dư địa để phát triển các khu đô thị dịch vụ phục vụ, kinh tế biển, phát triển du lịch.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15
12. Thành lập xã Tuy An Bắc trên cơ sở nhập thị trấn Chí Thạnh, xã An Dân, xã An Định thuộc huyện Tuy An.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Tuy An Bắc có: Diện tích tự nhiên 52,32 km2 (đạt 174,40% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 26.174 người (đạt 163,59% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tuy An Đông, xã Ô Loan, xã Tuy An Tây, xã Đồng Xuân, xã Xuân Thọ, phường Xuân Đài 1.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tuy An Bắc: Huyện ủy, UBND huyện Tuy An.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Thị trấn Chí Thạnh và xã An Dân chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định. Xã An Định chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.
- 03 xã, thị trấn này là những xã nằm phía Bắc huyện Tuy An, có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát kinh tế - xã hội.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
13. Thành lập xã Tuy An Đông trên cơ sở nhập xã An Ninh Đông, xã An Ninh Tây, xã An Thạch thuộc huyện Tuy An.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Tuy An Đông có: Diện tích tự nhiên 46,05 km2 (đạt 153,50% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 40.108 người (đạt 250,68% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tuy An Bắc, xã Ô Loan, phường Xuân Đài.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tuy An Đông: UBND xã An Ninh Tây.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã An Ninh Đông và xã An Ninh Tây chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định. Xã An Thạch chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.
- 03 xã là những xã nằm phía Đông huyện Tuy An, có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát kinh tế - xã hội.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
14. Thành lập xã Ô Loan trên cơ sở nhập xã An Hiệp, xã An Hòa Hải, xã An Cư thuộc huyện Tuy An.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Ô Loan có: Diện tích tự nhiên 103,48 km2 (đạt 344,93% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 40.278 người (đạt 251,74% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tuy An Bắc, xã Tuy An Nam, xã Tuy An Tây, xã Tuy An Đông.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Ô Loan: UBND xã An Hòa Hải.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã An Cư chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định. Nếu giữ nguyên trạng xã An Hiệp và xã An Hòa Hải thì 02 xã này chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo tiêu chuẩn mới.
- 03 xã là những xã nằm bao quanh Đầm Ô Loan huyện Tuy An, có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
15. Thành lập xã Tuy An Nam: Trên cơ sở nhập xã An Thọ, xã An Mỹ, xã An Chấn thuộc huyện Tuy An.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Tuy An Nam có: Diện tích tự nhiên 69,99 km2 (đạt 233,30% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 29.805 người (đạt 186,28% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tuy An Tây, xã Ô Loan, phường Bình Kiến, xã Phú Hòa 2, xã Vân Hòa.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tuy An Nam: UBND xã An Mỹ.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã An Thọ chưa đạt chuẩn về quy mô dân số. Xã An Mỹ và xã An Chấn chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên.
- 03 xã là những xã, có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
16. Thành lập xã Tuy An Tây trên cơ sở nhập xã An Nghiệp, xã An Xuân, xã An Lĩnh thuộc huyện Tuy An.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Tuy An Tây có: Diện tích tự nhiên 136,20 km2 (đạt 454,00% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 12.913 người (đạt 80,71% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tuy An Bắc, xã Tuy An Nam, xã Ô Loan, xã Vân Hòa, xã Xuân Phước, xã Đồng Xuân.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tuy An Tây: UBND xã An Nghiệp.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã An Nghiệp, xã An Xuân, xã An Lĩnh chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo quy định.
- 03 xã có vị trí địa lý liền kề nhau, nằm phía Tây huyện Tuy An và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội; 03 xã này cùng được quy hoạch trong tổng thể vùng cao nguyên Vân Hòa.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
17. Thành lập xã Phú Hòa 1 trên cơ sở nhập thị trấn Phú Hoà, xã Hòa Thắng, xã Hoà Định Đông, xã Hoà Định Tây, xã Hoà Hội, một phần thôn Vĩnh Phú và một phần thôn Phú Ân xã Hòa An thuộc huyện Phú Hòa– khu vực phía Tây đường bộ cao tốc về phía thành phố Tuy Hòa (trừ các thôn của xã Hòa An và xã Hòa Trị đã chuyển sang phường Tuy Hòa).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Phú Hòa 1 có: Diện tích tự nhiên 142,54 km2 (đạt 475,133% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 54.212 người (đạt 338,82% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Phú Hòa 2, phường Tuy Hoà, xã Tây Hòa, xã Sơn Thành, xã Sơn Hòa, xã Vân Hòa.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Phú Hòa 1: Huyện uỷ, UBND huyện Phú Hoà.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Thị trấn Phú Hòa chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định; các xã Hòa Định Tây, Hòa Hội chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định; xã Hòa Định Đông chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.
- 06 xã, thị trấn này có vị trí địa lý liền kề nhau, nằm phía Tây huyện Phú Hòa và tương đồng về quy mô phát kinh tế - xã hội.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
18. Thành lập xã Phú Hòa 2 trên cơ sở nhập xã Hòa Quang Nam, xã Hòa Quang Bắc và một phần xã Hòa Trị thuộc huyện Phú Hòa - khu vực phía Tây đường bộ cao tốc (gồm 03 thôn: Phụng Tường 1, Phụng Tường 2, Long Phụng) thuộc huyện Phú Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Phú Hòa 2 có: Diện tích tự nhiên 95,78 km2 (đạt 319,27% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 38.691 người (đạt 241,82% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Phú Hòa 1, xã Vân Hoà, xã Tuy An Nam, phường Tuy Hòa, phường Bình Kiến.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Phú Hòa 2: UBND xã Hoà Quang Nam.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC (phương án, tên gọi, trụ sở):
- Nếu giữ nguyên trạng xã Hoà Quang Nam và xã Hoà Quang Bắc thì 02 ĐVHC này sẽ không đạt chuẩn về quy mô dân số theo tiêu chí mới.
- Xã Hoà Quang Nam và xã Hoà Quang Bắc được chia tách từ xã Hoà Quang trước đây.
- 03 xã này có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
19. Thành lập xã Tây Hòa trên cơ sở nhập thị trấn Phú Thứ, xã Hòa Bình 1 (trừ thôn Phú Nông - khu vực phía Đông đường bộ cao tốc đã chuyển sang phường Phú Yên), xã Hòa Phong, xã Hòa Tân Tây thuộc huyện Tây Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Tây Hòa có: Diện tích tự nhiên 55,14 km2 (đạt 183,80% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 49.720 người (đạt 310,75% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Hoà Thịnh, xã Hòa Mỹ, xã Sơn Thành, xã Phú Hòa 1, phường Phú Yên, phường Đông Hoà.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tây Hòa: Huyện uỷ, UBND huyện Tây Hoà.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Thị trấn Phú Thứ, xã Hoà Bình 1, xã Hoà Tân Tây và xã Hòa Phong chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định.
- 04 xã này có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát kinh tế - xã hội;
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
20. Thành lập xã Hòa Thịnh trên cơ sở nhập xã Hòa Thịnh, xã Hòa Đồng thuộc huyện Tây Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hòa Thịnh có: Diện tích tự nhiên 159,23 km2 (đạt 530,77% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 30.602 người (đạt 191,26 % so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tây Hòa, phường Đông Hoà, xã Hòa Mỹ, xã Hòa Xuân.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Hòa Thịnh: UBND xã Hòa Đồng.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Hòa Đồng chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định. Đồng thời, nếu giữ nguyên trạng xã Hòa Thịnh thì xã này sẽ chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo tiêu chí mới.
- 02 xã này có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội và có cùng truyền thống lịch sử.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
21. Thành lập xã Hòa Mỹ trên cơ sở nhập xã Hòa Mỹ Đông, xã Hòa Mỹ Tây thuộc huyện Tây Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hoà Mỹ có: Diện tích tự nhiên 190,14 km2 (đạt 633,80% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 26.530 người (đạt 165,81% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tây Hòa, xã Hoà Thịnh, xã Sơn Thành, xã Sông Hinh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Hoà Mỹ: UBND xã Hòa Mỹ Đông.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Hòa Mỹ Đông, xã Hoà Mỹ Tây trước đây được chia tách từ xã Hòa Mỹ huyện Tuy Hòa (cũ).
- Nếu giữ nguyên trạng xã Hòa Mỹ Đông, xã Hoà Mỹ Tây thì 02 ĐVHC này sẽ không đạt chuẩn về quy mô dân số theo tiêu chí mới.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
22. Thành lập xã Sơn Thành trên cơ sở nhập xã Sơn Thành Đông, xã Sơn Thành Tây và xã Hòa Phú thuộc huyện Tây Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Sơn Thành có: Diện tích tự nhiên 218,11 km2 (đạt 727,03% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 27.838 người (đạt 173,99% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Tây Hòa, xã Hòa Mỹ, xã Sông Hinh, xã Đức Bình, xã Sơn Hòa, xã Phú Hòa 1.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Sơn Thành: UBND xã Sơn Thành Đông.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Sơn Thành Tây chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo quy định. Đồng thời, nếu giữ nguyên trạng xã Sơn Thành Đông và xã Hoà Phú thì xã này sẽ chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo tiêu chí mới.
- 03 xã này có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội và có cùng truyền thống lịch sử.
- Xã Sơn Thành Tây và xã Sơn Thành Đông được chia tách từ xã Sơn Thành trước đây.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
23. Thành lập xã Sơn Hòa trên cơ sở nhập thị trấn Củng Sơn, xã Suối Bạc, xã Sơn Hà, xã Sơn Nguyên và xã Sơn Phước thuộc huyện Sơn Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Sơn Hòa có: Diện tích tự nhiên 267,39 km2 (đạt 891,3% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 40.825 người (đạt 255,16% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Suối Trai, xã Tây Sơn, xã Vân Hòa, xã Phú Hòa 1, xã Sơn Thành, xã Đức Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Sơn Hòa: Huyện ủy, UBND huyện Sơn Hòa.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Thị trấn Củng Sơn và Suối Bạc chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định. Xã Sơn Nguyên và xã Sơn Phước chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo quy định.
- 05 xã này có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
24. Thành lập xã Vân Hòa trên cơ sở nhập xã Sơn Long, xã Sơn Xuân, xã Sơn Định thuộc huyện Sơn Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Vân Hòa có: Diện tích tự nhiên 151,47 km2 (đạt 504,90% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 6.661 người (đạt 41,63% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Sơn Hòa, xã Tây Sơn, xã Xuân Phước, xã Tuy An Tây, xã Tuy An Nam, xã Phú Hòa 1, xã Phú Hòa 2.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Vân Hoà: UBND xã Sơn Long.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Sơn Long, xã Sơn Xuân, xã Sơn Định chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo quy định.
- 03 xã này có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội; liên kết nhau trong cụm di tích lịch sử Nhà thờ Bác Hồ - Hội trường Mùa Xuân; 03 xã này được quy hoạch trong vùng cao nguyên Vân Hòa.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
25. Thành lập xã Tây Sơn trên cơ sở nhập xã Sơn Hội, xã Cà Lúi, xã Phước Tân thuộc huyện Sơn Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Tây Sơn có: Diện tích tự nhiên 334,62 km2 (đạt 334,62% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 11.052 người (trong đó có 6.154 người dân tộc thiểu số, tỷ lệ 55.68%) (đạt 221,04%so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Sơn Hòa, xã Suối Trai, xã Vân Hòa, xã Phú Mỡ, xã Xuân Phước.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tây Sơn: UBND xã Sơn Hội.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Sơn Hội, xã Cà Lúi, xã Phước Tân đều chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo quy định.
- Xã Sơn Hội, xã Cà Lúi, xã Phước Tân là những xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên và có vị trí địa lý liền kề nhau.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
26. Thành lập xã Suối Trai trên cơ sở nhập xã Suối Trai, xã Ea Chà Rang, xã Krông Pa thuộc huyện Sơn Hòa.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Suối Trai có: Diện tích tự nhiên 186,95 km2 (đạt 186,95% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 11.387 người (trong đó, có 9.015 người dân tộc thiểu số, tỷ lệ 79,5%) (đạt 227,74% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Sơn Hòa, xã Tây Sơn, xã Đức Bình, xã Ea Bá, xã Ea Ly.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Suối Trai: UBND xã Ea Chà Rang.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Suối Trai, xã Ea Chà Rang, xã Krông Pa đều chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo quy định.
- Xã Suối Trai, xã Ea Chà Rang, xã Krông Pa là những xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên và có vị trí địa lý liền kề nhau.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
27. Thành lập xã Ea Ly trên cơ sở nhập xã Ea Ly, xã Ea Lâm; đồng thời điều chỉnh nhập thêm thôn Tân An thuộc xã Ea Bar, huyện Sông Hinh với diện tích tự nhiên 22,20 km2 và dân số 1.345 người.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Ea Ly có: Diện tích tự nhiên 140,35 km2 (đạt 140,35% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 12.104 người (trong đó, có 8.522 người dân tộc thiểu số, tỷ lệ 70,41%) (đạt 242,08% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Ea Bá, xã Suối Trai.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Ea Ly: UBND xã Ea Ly.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Ea Lâm chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo quy định.
- Xã Ea Lâm và xã Ea Ly là những xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên và có vị trí địa lý liền kề nhau.
- Việc nhập xã Ea Lâm và xã Ea Ly kết hợp điều chỉnh tiếp nhập thêm thôn Tân An xã Ea Bar chuyển sang để giải quyết bất cập về địa giới hành chính giữa xã Ea Bar và xã Ea Lâm, tạo thuận lợi cho người dân.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
28. Thành lập xã Ea Bá trên cơ sở nhập xã Ea Bá, xã Ea Bar thuộc huyện Sông Hinh (trừ thôn Tân An thuộc xã Ea Bar đã chuyển sang xã Ea Ly).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Ea Bá có: Diện tích tự nhiên 131,79 km2 (đạt 131,79% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 8.316 người (đạt 166,32% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Ea Ly, xã Sông Hinh, xã Suối Trai.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Ea Bá: UBND xã Ea Bar.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Ea Bá chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo quy định.
- Xã Ea Bá và xã EaBar là những xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên và có vị trí địa lý liền kề nhau.
- Việc nhập xã Ea Bá và xã Ea Bar kết hợp điều chỉnh chuyển thôn Tân An xã Ea Bar sang xã EaLy để giải quyết bất cập về địa giới hành chính giữa xã Ea Bar, tạo thuận lợi cho người dân.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
29. Thành lập xã Đức Bình trên cơ sở nhập xã Đức Bình Đông, xã Đức Bình Tây, xã Sơn Giang; đồng thời điều chỉnh nhập thêm Buôn Dôn Chách, xã Ea Bia thuộc huyện Sông Hinh chuyển sang.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Đức Bình có: Diện tích tự nhiên 160,36 km2 (đạt 160,36% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 15.896 người (đạt 317,92% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Sông Hinh, xã Suối Trai, xã Sơn Hòa, xã Sơn Thành.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Đức Bình: UBND xã Đức Bình Đông.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Đức Bình Tây chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định. Đồng thời, nếu giữ nguyên trạng xã Sơn Giang và xã Đức Bình Đông thì 02 ĐVHC này sẽ không đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo tiêu chí mới.
- 03 xã này có vị trí địa lý liền kề nhau; xã Đức Bình Tây và xã Sơn Giang là những xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
30. Thành lập xã Sông Hinh trên cơ sở nhập thị trấn Hai Riêng, xã Ea Trol, xã Sông Hinh và xã Ea Bia (trừ Buôn Dôn Chách đã chuyển sang xã Đức Bình) thuộc huyện Sông Hinh.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Sông Hinh có: Diện tích tự nhiên 460,13 km2 (đạt 460,13% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 23.841 người (trong đó, có 10.243 người dân tộc thiểu số, tỷ lệ 42,96%) (đạt 476,82% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Ea Bá, xã Đức Bình, xã Sơn Thành, xã Hòa Mỹ.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Sông Hinh: Huyện ủy, UBND huyện Sông Hinh.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Thị trấn Hai Riêng chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định; xã Sông Hinh chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo quy định; xã Ea Bia chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.
- 04 xã này có vị trí địa lý liền kề nhau và là những xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
31. Thành lập xã Xuân Lãnh trên cơ sở nhập xã Xuân Lãnh và xã Đa Lộc thuộc huyện Đồng Xuân.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Xuân Lãnh có: Diện tích tự nhiên 174,65 km2 (đạt 174,65% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 15.933 người (đạt 318,66% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Đồng Xuân, Xuân Phước, xã Phú Mỡ, xã Xuân Thọ.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Xuân Lãnh: UBND xã Xuân Lãnh.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Xuân Lãnh và xã Đa Lộc có vị trí địa lý liền kề nhau và là những xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên.
- Xã Đa Lộc chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
32. Thành lập xã Phú Mỡ trên cơ sở nhập xã Phú Mỡ và xã Xuân Quang 1 thuộc huyện Đồng Xuân.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Phú Mỡ có: Diện tích tự nhiên 547,20 km2 (đạt 547,20% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 9.007 người (trong đó, có 5.581 người dân tộc thiểu số, tỷ lệ 62%) (đạt 180,14% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Xuân Lãnh, xã Xuân Phước, xã Tây Sơn.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Phú Mỡ: UBND xã Xuân Quang 1.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Phú Mỡ và xã Xuân Quang 1 có vị trí địa lý liền kề nhau và là những xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên.
- Xã Phú Mỡ chưa đạt chuẩn về quy mô dân số theo quy định.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
33. Thành lập xã Xuân Phước trên cơ sở nhập xã Xuân Quang 3 và xã Xuân Phước thuộc huyện Đồng Xuân.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Xuân Phước có: Diện tích tự nhiên 102,81 km2 (đạt 102,81% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 16.197 người (đạt 101,23% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Phú Mỡ, xã Xuân Lãnh, xã Đồng Xuân, xã Tuy An 5, xã Vân Hòa, xã Tây Sơn.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Xuân Phước: UBND xã Xuân Phước.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Xuân Quang 3 chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.
- 02 xã này có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
34. Thành lập xã Đồng Xuân trên cơ sở nhập xã Xuân Sơn Nam, xã Xuân Sơn Bắc, xã Xuân Long, xã Xuân Quang 2 và thị trấn La Hai thuộc huyện Đồng Xuân.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Đồng Xuân có: Diện tích tự nhiên 206,26 km2 (đạt 687,53% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 26.907 người (đạt 168,17% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Xã Xuân Phước, xã Xuân Lãnh, xã Xuân Thọ, xã Tuy An Bắc, xã Tuy An Tây.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Đồng Xuân: Huyện ủy, UBND huyện Đồng Xuân.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
- Xã Xuân Sơn Nam chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định. Xã Xuân Sơn Bắc, xã Xuân Quang 2 và xã Xuân Long chưa đạt chuẩn về quy mô dân số và thị trấn La Hai chưa đạt chuẩn về diện tích tự nhiên.
- 05 xã, thị trấn này có vị trí địa lý liền kề nhau và tương đồng về quy mô phát triển kinh tế - xã hội.
- Tên gọi của xã mới phù hợp với quy định về tên gọi của ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
II. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ CỦA TỈNH PHÚ YÊN
Trước khi sắp xếp, tỉnh Phú Yên có 106 ĐVHC cấp xã (gồm: 82 xã, 18 phường và 06 thị trấn). Sau khi sắp xếp, tỉnh Phú Yên còn 34 ĐVHC cấp xã (gồm: 07 phường, 27 xã); giảm 72 ĐVHC cấp xã giảm 67,92% so với tổng ĐVHC cấp xã hiện có (gồm: 55 xã; 11 phường và 06 thị trấn).
Cả 34 xã, phường mới thành lập đều đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Các phường, xã mới được hình thành có quy mô diện tích tự nhiên, dân số đảm bảo quy định, tạo ra không gian và tiềm năng phát triển tốt hơn; phù hợp với yêu cầu xây dựng chính quyền cấp xã tinh, gọn, chuyên nghiệp, đáp ứng khả năng tiếp nhận nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; phục vụ tốt hơn nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC
a) Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
b) Chính quyền địa phương cấp xã gồm có HĐND và UBND.
c) Khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới sau sắp xếp được xác định như sau:
a) Trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp giữ nguyên tên gọi của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp thì khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp tiếp tục tính theo khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính được giữ nguyên tên gọi;
d) Trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp thay đổi tên gọi hoặc thay đổi loại đơn vị hành chính thì khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được tính lại từ đầu (khóa I) kể từ thời điểm thành lập.
e) Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15 tháng 8 năm 2025.
Kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã sau sắp xếp chính thức hoạt động.
g) Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- HĐND cấp xã thành lập 02 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.
- UBND cấp xã thành lập tối đa 04 phòng và tương đương phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, gồm: (1) Văn phòng HĐND và UBND, (2) Phòng Kinh tế (đối với xã) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường), (3) Phòng Văn hóa - Xã hội, (4) Trung tâm phục vụ hành chính công (xác định là tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã). UBND tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của ĐVHC để quyết định số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cho phù hợp. Trường hợp địa phương tổ chức số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp xã dưới 03 đầu mối thì có thể bố trí tăng 01 Phó Chủ tịch UBND để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo.
- Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự ở ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
h) Việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện hiện nay để chuyển giao, thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã sau sắp xếp thực hiện theo định hướng tại Kết luận số 137- KL/TW và hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực sự nghiệp để bảo đảm hoạt động hiệu quả hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của người dân.
- Đối với lĩnh vực giáo dục: Giữ nguyên các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non công lập và chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp xã quản lý. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện hiện nay sẽ chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý và tổ chức lại để thực hiện cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.
- Đối với lĩnh vực y tế: Duy trì các Trạm Y tế xã, phường hiện có để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Căn cứ vào diện tích, quy mô dân số của ĐVHC cấp xã mới, UBND tỉnh sẽ tổ chức lại thành 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã để thực hiện nhiệm vụ về phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn. Đối với các trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa thuộc UBND cấp huyện hiện nay sẽ chuyển về Sở Y tế quản lý để sắp xếp, tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.
- Sắp xếp, tổ chức 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn (cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, nông nghiệp, môi trường,...).
(Trường hợp Trung ương có hướng dẫn khác thì thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương)
2. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC
2.1. Hiện trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cấp huyện
- Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức: 1.174 người, trong đó:
+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối cơ quan Đảng, Đoàn thể: 448 người/493 biên chế được giao; số biên chế chưa sử dụng: 45 người.
+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối hành chính: 726 người/816 biên chế được giao; số biên chế chưa sử dụng: 90 người.
- Viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện: 11.309 người/12.552 biên chế được giao; số biên chế chưa sử dụng: 1.243 người.
- Hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ (thuộc phòng chuyên môn UBND cấp huyện): 104 người.
2.2. Hiện trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã:
- Số biên chế được giao theo Quyết định số 61/BTCTW ngày 28/9/2022 của Ban Tổ chức Trung ương: 2.327 biên chế.
- Số biên chế hiện có mặt (không tính các chức danh kiêm nhiệm): 2.100 người (trong đó: 1.091 cán bộ; 1.009 công chức).
- Số biên chế chưa sử dụng: 227 biên chế.
2.3. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC
a) Phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC
- Về tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh và vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới
Tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp xã áp dụng như đối với tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng của cấp huyện hiện nay theo quy định hiện hành của Chính phủ. Đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ cấp xã áp dụng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm đối với công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của Chính phủ.
- Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới
+ Căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện nay, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới theo phân cấp quản lý.
+ Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã khi được bố trí vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới tiêp tục giữ phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyêt định; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ. Trường hợp công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới thì tạm thời chưa áp dụng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo và sẽ thực hiện khi có quy định của Chính phủ về hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý đó.
b) Về lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC
- Về biên chế:
+ Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp huyện, cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại cấp xã và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ; dự kiến biên chế bình quân của mỗi cấp xã khoảng 32 biên chế (không bao gồm khối đảng, đoàn thể).
+ Về biên chế viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập:
Trên cơ sở phương án sắp xếp, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực tại cấp xã mới theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định bố trí chỉ tiêu biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách trong tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, thực hiện đẩy mạnh tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa bàn.
- Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố hiện nay
Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay kể từ ngày 01/8/2025. Giao chính quyền cấp xã xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.
- Tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính. Trước mắt giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có; sau khi hoàn thành sắp xếp ĐVHC các cấp, tỉnh sẽ triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của bộ, ngành trung ương.
3. Phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC
3.1. Phương án giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới thì tiếp tục được hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp lương hiện hưởng trong thời gian gian 6 tháng; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.
b) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc rà soát, đánh giá và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ, bảo đảm giữ được người có năng lực nổi trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
c) Trường hợp cán bộ, công chức ở cấp huyện và cấp xã không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bố trí đảm nhiệm vị trí việc làm ở cấp xã mới thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Chính phủ.
d) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hương lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn ĐVHC sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
3.2. Lộ trình giải quyết chế độ, chính sách sau sắp xếp ĐVHC
- Năm 2025: dự kiến giải quyết chế độ, chính sách theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 và Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 15/3/2025 của Chính phủ đối với: 534 cán bộ, công chức, viên chức (trong đó: 90 cán bộ, công chức viên chức thuộc khối đảng, đoàn thể cấp huyện; 143 cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối hành chính và 354 cán bộ, công chức cấp xã).
- Các năm tiếp theo sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể về sắp xếp, bố trí, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với tinh giản biên chế giai đoạn, từng năm. Chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, số lượng lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính sau sắp xếp cơ bản theo quy định.
- Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay kể từ ngày 01/8/2025. Giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.
IV. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Phương án sắp xếp trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Việc bố trí, sử dụng trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài chính, tài sản công và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Chính quyền địa phương cấp xã nơi dự kiến bố trí trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp xã dự kiến hình thành sau sắp xếp có trách nhiệm chủ động cân đối, bố trí ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính sau sắp xếp; quan tâm có chính sách hỗ trợ phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp để ổn định điều kiện làm viêc tại đơn vi hành chính sau sắp xếp; hướng dẫn, tạo điều kiện để chính quyền địa phương cấp xã sau sắp xếp cân đối ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã.
2. Phương án xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Các đơn vị thuộc đối tượng thực hiện sáp nhập có trách nhiệm thực hiện kiểm kê, phân loại đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của cơ quan; chịu trách nhiệm xử lý tài sản phát hiện thừa/thiếu qua kiểm kê theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản không phải của cơ quan (tài sản nhận giữ hộ, tài sản mượn, tài sản thuê của tổ chức, cá nhân khác…), cơ quan nhà nước thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các đơn vị thực hiện bàn giao, tiếp nhận nguyên trạng trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các hồ sơ tài liệu có liên quan do các cơ quan, đơn vị và các xã, phường (cũ) đang quản lý bàn giao về các xã, phường (mới) tiếp nhận quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản, cơ sở vật chất giữa các cơ quan, đơn vị và các xã, phường phải đảm bảo hiệu quả, không lãng phí, hư hỏng, thất thoát tài sản Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế quản lý, sử dụng, trang bị tài sản hiện có của đơn vị.
Sau sắp xếp nếu không sử dụng thì báo cáo về cơ quan quản lý công sản để tổng hợp, xây dựng phương án xử lý chung trong toàn tỉnh.
Thời gian xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: đảm bảo hoàn thành trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành.
V. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP (NẾU CÓ):
1. Người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn đơn vị hành chính sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo đơn vị hành chính như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
2. Giữ nguyên phạm vi, đối tượng và nội dung của các chế độ, chính sách theo quy định của trung ương và địa phương áp dụng đối với đơn vị hành chính như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
3.Trường hợp có thay đổi tên gọi của đơn vị hành chính sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của đơn vị hành chính để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
b) Tổ chức xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, bảo đảm phù hợp với nguyên tắc và định hướng về tiêu chuẩn và yêu cầu của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp theo quy định; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án; thông qua đề án theo quy định.
c) Tổ chức sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương cấp xã; chủ động phương án bố trí lãnh đạo, quản lý cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm quốc phòng, an ninh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp.
d) Căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ điều kiện đi lại và làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp về công tác tại trung tâm hành chính của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Yên.
3. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên và Hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân của các huyện, thị xã, thành phố, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Đề án này.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức rà soát tổng thể các đơn vị hành chính về quy mô dân số, diện tích, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch của tỉnh Phú Yên, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp ĐVHC cấp xã; trong đó, xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, lịch sử, văn hoá, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo...để thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Phú Yên bảo đảm hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.
Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2025 theo Đề án này là phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển chung của cả nước. Sau sắp xếp, sẽ thành lập 34 xã, phường mới, giảm 72 ĐVHC cấp xã, tỷ lệ giảm 67,92% đảm bảo theo định hướng của Trung ương (giảm khoảng 60% đến 70%). Các ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp có diện tích tự nhiên mở rộng hơn so với tiêu chuẩn quy định, tạo không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương; quy mô dân số của ĐVHC mới phù hợp với năng lực quản lý của chính quyền cấp xã và đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân, hoạt động hiệu năng, hiệu quả.
Thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã liền kề kết hợp điều chỉnh địa giới hành chính sẽ giải quyết vấn đề bất cập về phân định địa giới đơn vị hành chính đã tồn tại từ trước đến nay; sẽ tạo sự thay đổi tích cực và tập trung được nguồn lực, phát huy tiềm năng phát triển của địa phương, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm được chi tiêu công, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, xây dựng bộ máy hành chính hiệu lực, hiệu quả. Sau khi nhập, các đơn vị hành chính mới có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kiến nghị, đề xuất
Trung ương xem xét, có chính sách đặc thù về số lượng biên chế cán bộ, công chức của các đơn vị hành chính cấp xã khu vực đô thị, nhất là các phường trung tâm cao hơn số lượng khung biên chế của đơn vị hành chính cấp xã để đảm bảo đủ nguồn nhân lực giải quyết công việc cho Nhân dân.
Sau khi thành lập, nhập và điều chỉnh địa giới hành chính cần triển khai ngay phương án hỗ trợ chuyển đổi giấy tờ cho nhân dân, doanh nghiệp tránh gây ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét, ban hành quy định chung về việc miễn giảm tất cả các loại phí, lệ phí liên quan đến việc chuyển đổi giấy tờ cho nhân dân, doanh nghiệp chịu tác động bởi sắp xếp đơn vị hành chính để các địa phương đồng bộ triển khai kịp thời việc miễn phí, lệ phí theo quy định.
Chính phủ sớm ban hành quy định về phân loại đơn vị hành chính cấp xã; khung biên chế và số lượng vị trí, việc làm cho một đơn vị hành chính cấp xã theo phân loại đơn vị hành chính để địa phương dễ bố trí, sử dụng phù hợp cụ thể từng xã, phường theo quy mô phát triển; ban hành chức năng, nhiệm vụ của cấp xã, phân cấp, phân quyền trách nhiệm rõ ràng; rà soát, đồng bộ văn bản quy phạm pháp luật để cấp xã, cấp tỉnh hoạt động thống nhất, thông suốt; hỗ trợ kinh phí cho cấp xã, nhất là những xã khó khăn trong xây dựng trụ sở, cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ thông tin phục vụ tốt cho việc giải quyết công việc cho Nhân dân.
Trên đây là Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Phú Yên năm 2025, UBND tỉnh Phú Yên kính trình Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định./.